Cách 1:
Nguyên liệu:
- Mãng cầu
- Đường
- Giấy bóng kính (hoặc màng bọc thức ăn)
Cách làm:
Bước 1: Mãng cầu bóc bỏ vỏ, rửa lại với nước để loại bỏ những mảnh vỏ nhỏ xíu bám vào. Sau đó tách mãng cầu thành từng múi riêng và nặn bỏ hạt.
Bước 2: Đem cân đường và mãng cầu, cứ 1kg mãng cầu thì dùng 300gr đường (mứt mãng cầu sẽ có vị chua nhẹ, nếu muốn ăn ngọt hơn thì có thể tăng thêm lượng đường).
Bước 3: Có thể chờ cho đến khi đường tan hoàn toàn hoặc cho thẳng mãng cầu và đường vào chảo sên luôn. Đun sôi mãng cầu thì hạ lửa về mức nhỏ liu riu, thi thoảng lại đảo đều.
Bước 4: Khi nước hơi cạn thì dùng một chiếc xẻng lật thức ăn bằng gỗ vừa đảo, vừa vét đáy chảo, vừa miết để mãng cầu được nhuyễn và không bị khê bết vào chảo. Đảo đến khi mãng cầu chuyển màu vàng nâu hơi trong và thật dẻo (dính chặt vào xẻng và rất nặng tay) thì tắt bếp.
Bước 5: Dàn đều mãng cầu ra mâm, hong ra ngoài trời vài tiếng để cho mãng cầu được khô hơn. Sau đó dùng màng bọc thức ăn (hoặc giấy bóng kính) bọc từng chút mứt mãng cầu rồi thắt nút hai đầu lại cho giống hình cái kẹo.
Mứt mãng cầu sẽ có màu vàng nhạt, bóng, nguyên múi và không dính tay. Khi thưởng thức sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của mãng cầu và vị ngọt rất hấp dẫn.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
Cách 2:
Chuẩn bị:
1kg mãng cầu thịt (bỏ hột), 1/2kg đường trắng. Theo kinh nghiệm, không nên chọn đường ngoại nhập (nhất là Thái Lan), vì mứt sau khi thực hiện có vị chua của mật, không ngon.
|
Thực hiện:
Mãng cầu lột vỏ, sau đó cầm nguyên trái rửa sạch qua nước, để cho ráo và lấy hột. Tiếp đó, ngâm hỗn hợp trên (mãng cầu + đường) trong thời gian sáu giờ.
Công đoạn sên: bắc chảo lên, để lửa riu riu, cho hỗn hợp trên vào và đảo liên tục để không bị dính chảo. Sên đến khi mứt có độ dẻo "mềm tay". Trước khi bắc xuống, trộn hai ống vani vào cho có vị thơm. Nếu có máy sấy thực phẩm thì sấy theo chỉ định trong hướng dẫn. Còn thực hiện theo cách dân gian thì bỏ mứt ra mâm, rải ra thật mỏng, phơi một nắng. Cứ khoảng hai tiếng trở mặt một lần. Trở hai lần là có thể gói vào giấy bóng kính. Chỉ cần để nơi khô ráo, có thể sử dụng trong một tháng mà không cần chất bảo quản vì đường là chất bảo quản hiệu quả nhất.
Về giá trị dinh dưỡng của mứt mãng cầu, BS Đào Thị Yến Thủy – Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho biết:
Mứt mãng cầu được làm từ mãng cầu xiêm để có độ dai cho mứt. Sau khi sên, những miếng mãng cầu tươi ngâm đường, thành phần dinh dưỡng của mứt có thay đổi ít nhiều so với trái mãng cầu tươi. Lượng đường trong mứt mãng cầu khá cao, tùy thuộc vào lượng đường cát đã thêm vào mứt và độ ngọt của mãng cầu. Thành phần chất xơ, khoáng chất như: canxi, phosphor, kali... trong mứt mãng cầu không thay đổi, nhưng hàm lượng vitamine C có giảm nhiều so với trái cây tươi. Năng lượng cung cấp chủ yếu do lượng đường tạo ra, trung bình khoảng 60kcal/100g mãng cầu tươi (tương đương một trái chuối già cỡ trung) và 260-300kcal/100g mứt mãng cầu (tương đương 1,5 chén cơm trắng).
Cách 3:
Nguyên liệu:
- Mãng Cầu Dai: 1 trái (1 kg); Đường cát trắng: 1/2kg; Vani: 1 viên; Giấy bóng kiếng
Cách làm:
Mãng Cầu Dai lựa trái chín, tách bỏ vỏ. Xả nước một lần cho bớt chất chuạ Gắp ra chứ đừng vắt. Đổ đường vào, ngâm chừng hai tiếng. Sau đó đặt lên bếp lửa, cho lửa lớn, đảo đều taỵ Sau khi nước đường và mứt xên lại sền sệt thì rắc vani vào, trộn đều, rồi bắc khỏi bếp.
Phơi mứt chừng 3 nắng (3 ngày), trong khi phơi thì trở qua trở lại mứt mới khô và trong.
Giấy bóng kiếng cắt dào 10 phân, rộng 5 phân, cuốn từng mẩu mứt lại, rồi xoáy 2 đầụ.
Tác giả bài viết: mangcauxiem.com
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://mangcauxiem.com là vi phạm bản quyền
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn